Trên thực tế do có những lý do khách quan và chủ quan khác nhau mà việc đại diện theo uỷ quyền là rất phổ biến. Theo đó, có một hình thức uỷ quyền đặc biệt mà bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền ở hai nơi khác nhau và không thể cùng đến ký uỷ quyền tại cùng một địa điểm. Vậy việc công chứng uỷ quyền hai nơi được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng uỷ quyền ở đâu?

1. Ủy quyền hai nơi là gì?

Ủy quyền hai nơi là việc một người không thể thực hiện công việc phải nhờ đến môt người khác thay thế mình thực hiện các công việc và ký hợp đồng ủy quyền theo quy định. Đối với hợp đồng ủy quyền thì phải công chứng hợp đồng ủy quyền theo quy định để xác nhận việc công chứng theo quy định và chứng nhận các giá trị pháp lý của hợp đồng.

Như vậy, theo quy định trên có thể thấy hợp đồng ủy quyền hai nơi có những đặc điểm sau:
– Hai bên trong hợp đồng ủy quyền không thể đến cùng một tổ chức hành nghề công chứng;
– Hợp đồng ủy quyền sẽ được hai tổ chức hành nghề công chứng khác nhau thực hiện công chứng.

2. Thủ tục công chứng ủy quyền hai nơi

Theo Điều 55 Luật Công chứng 2014 có quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:

– Khi tiến hành thủ tục công chứng ủy quyền hai nơi, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

– Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng uỷ quyền hai nơi.

3. Mẫu hợp đồng công chứng ủy quyền hai nơi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN

Hôm nay, ngày ……  tháng …….. năm 20…., tại trụ …………….. …..

BÊN UỶ QUYỀN (BÊN A):

Ông …………………………., sinh năm: ……………., CMND số: ………………do Công an …………… cấp ngày ……………… và vợ là bà ………………………………., sinh năm: ……….., CMND số: ……………………………… do Công an ………….. cấp ngày …………….., cả hai ông bà cùng có hộ khẩu thường trú tại: ……………………………….

BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN (BÊN B):

Ông/Bà ……………………………….., sinh năm: ……….., CMND số: …………. do Công an ……………… cấp ngày …………., hộ khẩu thường trú tại: ……………………………….

Hai bên cùng nhau lập và ký bản Hợp đồng này nội dung cụ thể như sau:

ĐIỀU 1: CĂN CỨ UỶ QUYỀN

Bên A là chủ sở hữu và chủ sử dụng hợp pháp của quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: Số …………………….. theo “Giấy chứng nhận………….” số: ……………………, hồ sơ gốc số/số vào sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: ………… do UBND…………………. cấp ngày ………………… (Sau đây trong hợp đồng gọi tắt là “Bất động sản”).

Nay Bên A uỷ quyền cho Bên B thực hiện các công việc ghi tại Điều 2 dưới đây.

ĐIỀU 2: NỘI DUNG UỶ QUYỀN

Bên A đồng ý uỷ quyền cho Bên B được toàn quyền thay mặt và nhân danh Bên A làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan, làm các thủ tục pháp lý và ký các giấy tờ cần thiết có liên quan đến Bất động sản ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này để thực hiện các việc sau:

Xem thêm:  Mất hợp đồng mua bán nhà ở thì phải làm thế nào?

– Quản lý, sử dụng;

– Ký hợp đồng điện, nước, điện thoại và các hợp đồng khác phát sinh trong quá trình sử dụng Bất động sản;

– Bán, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp;

– Được ký văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ các văn bản Bên B đã ký trong quá trình thực hiện Hợp đồng ủy quyền này theo quy định của pháp luật;

– Bên được uỷ quyền được phép uỷ quyền lại cho bên thứ ba.

>>>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục làm sổ đỏ

ĐIỀU 3: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để Bên B thực hiện công việc;

– Chịu trách nhiệm về cam kết do Bên B thực hiện trong phạm vi uỷ quyền;

– Chịu trách nhiệm nộp lệ phí công chứng Hợp đồng uỷ quyền này.

2. Bên A có các quyền sau đây:

– Yêu cầu Bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc thuộc phạm vi uỷ quyền nêu trên;

– Được bồi thường thiệt hại, nếu Bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thoả thuận.

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho Bên A về việc thực hiện công việc đó;

– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;

– Bảo quản, giữ gìn tài liệu, phương tiện đã được giao để thực hiện việc uỷ quyền.

2. Bên B có các quyền sau:

– Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện công việc được uỷ quyền;

ĐIỀU 5: CAM ĐOAN

– Trong mọi trường hợp Bên được uỷ quyền phải có trách nhiệm thực hiện đúng những điều quy định tại Hợp đồng này và tuân theo các quy định của pháp luật khi thực hiện việc uỷ quyền nói trong bản Hợp đồng này;

– Bên được uỷ quyền đồng ý nhận thực hiện và chỉ nhân danh Bên uỷ quyền để thực hiện các việc được uỷ quyền nói trên;

– Bên uỷ quyền cam đoan việc uỷ quyền nói trên không nhằm trốn tránh một nghĩa vụ tài sản nào và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc do Bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi nội dung được uỷ quyền;

– Bên uỷ quyền cam đoan ngoài bản Hợp đồng uỷ quyền này Bên uỷ quyền chưa ký bất kỳ một văn bản uỷ quyền nào khác với bất kỳ một người nào khác.

ĐIỀU 6: THỜI HẠN UỶ QUYỀN

Thời hạn uỷ quyền là …… (………….) năm kể từ ngày ký Hợp đồng này hoặc chấm dứt trước thời hạn theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 7: CHẾ ĐỘ THÙ LAO

Bên uỷ quyền không phải trả thù lao cho bên nhận uỷ quyền khi thực hiện Hợp đồng này.

ĐIỀU 8: CAM KẾT CHUNG

Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều đã ghi trong bản hợp đồng này và những điều khoản đã được ghi trong mục 12, chương XVIII, phần thứ ba Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam.

Hai bên đã tự đọc lại nguyên văn bản Hợp đồng này, hiểu rõ nội dung và ký tên/điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.

Hợp đồng ủy quyền này được lập thành 04 bản.

BÊN UỶ QUYỀN (BÊN A)

Căn cứ theo khoản 1, Điều 48, Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ thì Hợp đồng ủy quyền này chỉ có hiệu lực kể từ ngày Bên nhận ủy quyền (Bên B) tiến hành ký tên xác nhận đồng ý với nội dung ủy quyền và nhận thực hiện các nội dung ủy quyền trên của Bên ủy quyền (Bên A) trước mặt Công chứng viên tại Phòng Công chứng/Văn phòng Công chứng có thẩm quyền.

Xem thêm:  Công chứng giấy ra viện ở đâu? Có hiệu lực bao lâu?

BÊN NHẬN ỦY QUYỀN (BÊN B)

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày…… tháng ….. năm 2013 (Ngày ……………………………… năm Hai ngàn không trăm mười ba), tại trụ sở ……………..

Tôi, …………. – Công chứng viên …………ký tên dưới đây:

CÔNG CHỨNG:

HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN này được giao kết giữa:

BÊN UỶ QUYỀN (BÊN A): Ông …………………………… và vợ là bà ……………. có số CMND và địa chỉ như trên

BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN (BÊN B): Ông/Bà …………………………………… có số CMND và địa chỉ như trên (Sẽ ký Hợp đồng ủy quyền này trước mặt Công chứng viên tại Phòng Công chứng/Văn phòng Công chứng có thẩm quyền).

– Bên A đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hợp đồng;

– Tại thời điểm công chứng, Bên A có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

– Nội dung thoả thuận của các bên trong hợp đồng phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;

– Bên A đã đọc lại Bản hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng, ký tên và điểm chỉ vào hợp đồng này trước sự có mặt của tôi.

Hợp đồng này gồm 08 Điều, 06 tờ, 06 trang (trong đó có 01 trang bìa và 01 trang lời chứng), được lập thành 04 bản chính. Cấp cho Bên A 03 bản và lưu tại ………….. 01 bản.

Số Công chứng: ……….……                    Quyển số: 03 TP/CC-SCC/HĐGD.

    CÔNG CHỨNG VIÊN

Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề thực hiện thủ tục công chứng uỷ quyền hai nơi theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị ThủyThẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *