Phòng vệ chính đáng là hành vi nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân hoặc của người khác. Vậy phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.

>>> Chỉ bạn: Cách đọc thông tin trên sổ hồng chính xác 100% không phải ai cũng biết

1. Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không?

Tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

 Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không?

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Theo đó, phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm nhằm bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của cơ quam tổ chức. Tại Điều khoản này cũng nêu rõ, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Theo Nghị quyết số 02 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự 1985 (đã hết hiệu lực nhưng chưa có văn bản thay thế), trong đó tại mục II của Nghị quyết này có đề cập đến chế định phòng vệ chính đáng.

Cụ thể, hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

– Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

– Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

– Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

Xem thêm:  Phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự

Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải “ngang bằng” hoặc “nhỏ hơn” thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Như vậy có thể căn cứ vào những dấu hiệu nêu trên để xác định xem hành vi chống trả lại có phải là phòng vệ chính đáng hay không.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ giá rẻ, chất lượng số 1 tại Hà Nội

2. Khi nào việc phòng vệ phải chịu trách nhiệm hình sự

Mặc dù khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự đã nêu rõ phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, tuy nhiên người nào có hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vượt quá phòng vệ chính đáng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

Điều này đã được nêu rõ tại tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Giới hạn “cần thiết” được hiểu là biện pháp phòng vệ nói chung đủ mức ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp. Giới hạn cần thiết không có nghĩa là hậu quả mà người phòng vệ đã gây ra phải bằng hay tương đương với thiệt hại mà người có hành vi tấn công trái pháp luật định gây ra.

>>> Xem thêm: Cộng tác viên báo chí viết tại nhà nhận lương theo ngày

Như vậy, người có hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Mức độ chịu trách nhiệm hình sự sẽ tương ứng với mức độ vi phạm và hậu quả của người có hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng gây ra.

Trong trường hợp này, hành vi của ông A là vượt quá giới hạn và có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích.

>>> Xem thêm: Công chứng thứ 7 chủ nhật thực hiện công chứng hợp đồng giao dịch và chứng thực hồ sơ giấy tờ

Trên đây là giải đáp về Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không?. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Bấm biển số xe có cần chính chủ? Ủy quyền được không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Thủ tục làm sổ đỏ có được ủy quyền cho người khác làm thay không?

>>> Dịch vụ công chứng lấy ngay tại Hà Nội miễn phí công chứng tại nhà

>>> Bảng phí công chứng hợp đồng thuê nhà  mới nhất 2023

>>> Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cần chuẩn bị giấy tờ gì?

>>> 03 cách kiểm tra sổ đỏ giả chưa mất đến 01 phút

 

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *