Hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Hãy theo dõi bài viết để nắm được thông tin về chính sách cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

>>> Xem thêm tại: Địa chỉ văn phòng công chứng ngoài trụ sở hỗ trợ miễn phí kí ngoài trụ sở, khu vực nội thành

1. Điều kiện để hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi

Hộ mới thoát nghèo được được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội theo Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, hộ mới thoát nghèo là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát hằng năm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 03 năm.

Tiêu chuẩn để xác định hộ cận nghèo giai đoạn 2022 – 2025 áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP:

– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 02 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội

2. Hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi bao nhiêu tiền?

Điều 4 Quyết định 28 quy định mức cho vay đối với hộ mới thoát nghèo do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay cùng loại phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ.

Hiện nay, mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo là 100 triệu đồng. Trong đó:

  • Cho vay sửa chữa nhà ở: Tối đa không quá 03 triệu đồng/hộ.
  • Cho vay điện thắp sáng: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ.
  • Cho vay nước sạch: Tối đa không quá 10 triệu đồng/công trình/hộ.
  • Cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại các cấp học phổ thông, Giám đốc chi nhánh ngân hàng các tỉnh, thành phố quyết định mức cho vay trên cơ sở các khoản chi gồm: Tiền học phí, tiền xây dựng trường, tiền sách giáo khoa và tiền quần áo đồng phục.
  • Còn lại là cho vay để sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Như vậy, hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi tối đa là 100 triệu đồng.

>>> Xem thêm tại: Công chứng là gì? Cách phân biệt giữa công chứng và chứng thực khi giao kết hợp đồng.

3. Hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi trong thời hạn bao lâu?

Thời hạn cho hộ mới thoát nghèo vay vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 05 năm.

Xem thêm:  Thuế, phí và lệ phí khác nhau như thế nào?

Theo Điều 5 Quyết định 28 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất

4. Hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi với lãi suất bao nhiêu?

Điều 6 Quyết định 28 quy định lãi suất cho vay đối với hộ mới thoát nghèo như sau:

– Lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.

Theo Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, lãi suất cho vay hộ nghèo hiện nay là 6,6%/năm (0,55%/tháng).

Như vậy, hộ mới thoát nghèo sẽ được vay vốn tại ngân hàng chính sách với lãi suất 8,25%/năm, tương đương 0,6875%/tháng

– Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.

>>> Xem thêm tại: Giấy tờ mua bán đất viết tay không có dấu đỏ có được làm sổ đỏ không? Thủ tục làm sổ đỏ mua bán bằng giấy viết tay thực hiện như thế nào?

5. Thủ tục cho hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi như thế nào?

Hồ sơ, quy trình và thủ tục cho vay đối với hộ mới thoát nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo (theo quy định tại Điều 8 Quyết định 28)

5.1. Thành phần hồ sơ

– Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay.

– Giấy ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục vay vốn.

– Danh sách hộ gia đình đề nghi vay vốn Ngân hàng chính sách do Tổ tiết kiệm và vay vốn lập.

5.2. Trình tự thủ tục cho vay

Bước 1: Nộp đơn xin vay vốn

Người có như cầu vay vốn viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay nộp cho Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bước 2: Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét điều kiện vay vốn

Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng tổ chức hội, đoàn thể tổ chức họp để bình xét công khai những hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng chính sách, trình Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn hộ mới thoát nghèo tới ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và gửi thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho tổ chức hội, đoàn thể cấp xã.

Bước 6: Tổ chức hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bước 7: Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho hộ gia đình vay vốn biết thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Giải ngân khoản vay

Xem thêm:  Hiệu ứng nhà kính là gì? Các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Ngân hàng giải ngân trực tiếp cho người vay tại điểm giao dịch đặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ vay vốn cư trú hoặc tại trụ sở Ngân hàng chính sách nơi cho vay.

>>> Xem thêm tại: Cách kiểm tra sổ đỏ thật giả đơn giản không phải ai cũng biết

Trên đây là bài viết giải đáp về Hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi như thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Mẫu Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh thông dụng [2023]

>>> Phí công chứng mua bán nhà đất bên nào chịu? Căn cứ tính phí công chứng nhà đất theo quy định hiện hành

>>> Không biết chữ muốn ký hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải có người làm chứng không

>>> Địa chỉ văn phòng dịch thuật đa ngôn ngữ ,dịch thuật hơn 10 năm kinh nghiệm tại quận Đống Đa

>>> Công chứng di chúc có bắt buộc không? Thẩm quyền công chứng di chúc thuộc về cơ quan nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *