Site icon Dịch Vụ Công Chứng

Hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc bị phạt bao nhiêu tiền?

Trong xã hội hiện đại, hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc không chỉ là những vấn đề giải trí mà còn là nguồn gốc của nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng. Việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này không chỉ mang lại hậu quả cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định và an ninh xã hội. Để ngăn chặn và đặt ra một rào cản ngăn chặn, hệ thống pháp luật đã đưa ra những mức phạt đáng kể đối với tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động đánh bạc. Vậy, mức phạt cụ thể là bao nhiêu tiền và những hậu quả nào mà họ phải đối mặt?

>>> Xem thêm : Địa chỉ văn phòng dịch thuật lấy ngay uy tín với hơn 10 năm kinh nghiệm.

1. Đánh bạc, gá bạc, tổ chức đánh bạc là gì?

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP. Các hành vi đánh bạc, gá bạc, tổ chức đánh bạc được hiểu như sau:

Đánh bạc là Hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được (hoặc thua) kèm theo việc được (hoặc mất) lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác.

“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Gá bạc là dùng địa điểm (nhà ở, cửa hàng, khách sạn, phòng trọ, tàu, xe, thuyền, bè…) đang do mình quản lý sử dụng để cho người khác đánh bạc thu tiền (tiền hồ). Hành vi gá bạc có nơi còn gọi là chứa gá bạc hoặc chứa bạc. Hành vi gá bạc (chứa chấp việc đánh bạc) nhất thiết phải là lầy tiền thì mới bị coi là gá bạc; nếu vì nể nang mà cho người khác dùng địa điểm đang do mình quản lý, sử dụng để đánh bạc thì không bị coi là gá bạc. Như vậy, dấu hiệu bắt buộc để xác định có hành vi gá bạc hay không là có thu tiền hồ hay không.

Tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc. Tổ chức đánh bạc, xét về bản chất là hành vi đồng phạm đánh bạc thể hiện hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc nhưng có thêm dấu hiệu riêng là mục đích trục lợi. Đây là loại hành vi xảy ra tương đối phổ biến cùng với hành vi đánh bạc. Do vậy, hành vi tổ chức đánh bạc được quy định thành tội danh riêng.

2. Mức phạt hành chính hành vi đánh bạc trái phép

Hình phạt chính

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;

Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.

>>> Xem thêm : Có được công chứng ngoài trụ sở hay không? Rủi ro gặp phải khi công chứng sai quy định là gì?

3. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc

Do mức phạt trên 500.000 đồng sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020). Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:

Bước 1:  Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.

Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

>>> Xem thêm : Chứng thực chữ ký là gì? thẩm quyền chứng thực chữ ký thuộc cơ quan nào?

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi: Đánh bạc tổ chức đánh bạc bị xử lý như thế nào?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.66

>>> Những trường hợp nào được thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ. Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ mới nhất.

>>> Cách phân biệt công chứng và chứng thực nhanh nhanh và chính xác nhất theo đúng quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không? Thủ tục công chứng hợp đồng cho thuê nhà cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì?

>>> Các gói làm dịch vụ làm sổ đỏ, sang tên sổ đỏ uy tín nhanh nhất tại Hà Nội.

>>> Những trường hợp nào bị hủy số định danh cá nhân?

Đánh giá
Exit mobile version