Khi bạn vô tình mất hợp đồng mua bán nhà chung cư, tình huống này có thể gây ra nhiều lo ngại và bất tiện, đặc biệt là khi mọi thông tin quan trọng về giao dịch đều được ghi chép trong tài liệu này. Để giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả, có một số bước cần được thực hiện ngay từ khi phát hiện mất hợp đồng. Hãy cùng tìm hiểu những giải pháp khôn ngoan dưới đây.

>>> Xem thêm: Công chứng văn bản về thừa kế, dịch vụ công chứng miễn phí tại văn phòng công chứng nhanh nhất tại Hà Nội.

1. Quy định chung về hợp đồng mua bán nhà ở chung cư

Về hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở chung cư: 

Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư phải được thể hiện bằng văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định, trừ trường hợp mua bán nhà ở xã hội thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và mua bán nhà ở xã hội và nhà ở phục vụ cho mục đích tái định cư thì việc công chứng hợp đồng được thực hiện theo thỏa thuận của các bên (theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 121, khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở chung cư chính là thời điểm mà hợp đồng được công chứng, chứng thực.

Giá và phương thức thanh toán do các bên tham gia thoả thuận và đảm bảo phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền. Về địa điểm giao tài sản có thể là tại chính nhà ở chung cư hoặc theo thoả thuận khác.

Quy định chung về hợp đồng mua bán nhà ở chung cư

Về nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở chung cư: 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 123 và Điều 121 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng mua bán nhà ở chung cư sẽ bao gồm các nội dung sau đây:

Họ tên và địa chỉ của các cá nhân/tổ chức tham gia giao dịch.

Mô tả cụ thể đặc điểm của nhà ở chung cư được mua bán, đặc điểm của thửa đất gắn với nhà ở chung cư đó.

Đồng thời, phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung, phần diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng, diện tích sàn của chung cư, mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung theo đúng mục đích thiết kế được phê duyệt.

Giá mua bán nhà ở chung cư, trường hợp Nhà nước có quy định về giá mua bán thi các bên phải tuân thủ.

Thời hạn, phương thức thanh toán nhà ở chung cư.

Thời gian bàn giao nhà ở chung cư, thời gian bảo hành nếu là mua nhà ở chung cư được đầu tư, xây dựng mới.

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua bán.

Cam kết của các bên và các thỏa thuận khác.

Thời điểm hợp đồng mua bán nhà ở chung cư có hiệu lực.

Xem thêm:  Thuế tiêu thụ đặc biệt 2023: Ai phải nộp? Mức nộp là bao nhiêu?

Ngày tháng năm ký kết hợp đồng và chữ ký, họ tên của các bên tham gia giao dịch, trường hợp là tổ chức thì hợp đồng phải được đóng dấu, ghi rõ chức vụ của người ký hợp đồng.

Lưu ý: 

Về quyền và nghĩa vụ của bên bán nhà ở chung cư cần phải thông báo cho bên mua về các hạn chế quyền sở hữu đối với nhà ở chung cư (nếu có).

Đồng thời phải bảo quản nhà ở trong thời gian chưa bàn giao cho bên mua; giao nhà ở chung cư đúng thời hạn theo quy định tại hợp đồng và thực hiện thủ tục mua bán nhà ở chung cư theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, cần nêu rõ việc yêu cầu bên mua phải nhận bàn giao đúng thời hạn, thanh toán đúng thời gian các bên thỏa thuận.

Về quyền và nghĩa cụ của bên mua nhà ở chung cư: Thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn theo thỏa thuận. Được nhận nhà ở chung cư theo đúng tình trạng được nêu trong hợp đồng. Trường hợp chậm trễ bàn giao thì bên bán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mua.

Về hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán nhà ở chung cư:

Theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, các bên cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có:

Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.

Giấy tờ về nhân thân như: CCCD/CMND/Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng; giấy xác nhận thông tin cư trú.

Ngoài ra, nếu là vợ chồng thì bổ sung giấy chứng nhận kết hôn, nếu độc thân thì bổ sung giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trường hợp ly hôn thì bổ sung quyết định/bản án của Toà án về việc ly hôn,…

Bản dự thảo hợp đồng mua bán nhà ở chung cư.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở chung cư hoặc giấy tờ có giá trị thay thế theo quy định pháp luật đối với trường hợp pháp luật có quy định phải có giấy chứng nhận.

Các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng (nếu có).

>>> Xem thêm: Làm sổ đỏ cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Quy trình làm thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu như thế nào?

2. Làm mất hợp đồng mua bán chung cư phải làm gì?

Trong quá trình giao dịch mua bán chung cư, việc có Giấy chứng nhận quyền sở hữu chung cư và hợp đồng mua bán nhà ở chung cư là không thể phủ nhận được sự quan trọng và cần thiết của chúng. Hợp đồng mua bán chung cư không chỉ là nền tảng pháp lý để chứng minh quá trình chuyển quyền sở hữu đối với chung cư mà còn là cơ sở để chủ sở hữu nhận được Giấy chứng nhận.

Làm mất hợp đồng mua bán chung cư phải làm gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, trong trường hợp giao dịch mua bán nhà ở chung cư, quy trình công chứng và chứng thực hợp đồng là bước cần thiết. Điều này không áp dụng cho mua bán nhà ở xã hội thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và nhà ở phục vụ cho mục đích tái định cư.

Xem thêm:  Top 5 sàn giao dịch bất động sản nổi tiếng nhất Hà Nội

Do đó, để hợp đồng mua bán nhà ở chung cư có hiệu lực, các bên liên quan phải tiến hành công chứng hợp đồng theo quy định. Trong tình huống mất hợp đồng mua bán nhà ở chung cư, việc quan trọng là đến tổ chức hành nghề công chứng nơi đã thực hiện công chứng hợp đồng mua bán trước đó để yêu cầu bản sao, vì đây là nơi duy nhất có bản lưu giữ. Các bản sao này sau đó có thể được sử dụng để tiến hành thủ tục sang tên quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận, hoàn tất quá trình mua bán chung cư và được công nhận bởi Nhà nước.

>>> Xem thêm: Khi làm thủ tục công chứng nhà đất, phí công chứng bên nào phải chịu?

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi: Hợp đồng mua bán nhà chung cư bị mất phải làm gì?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

>>> Cách tìm cộng tác viên bán hàng hiệu quả, đem lại doanh thu cao cho doanh nghiệp.

>>> Thủ tục chứng thực chữ ký cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì? Mất thời gian bao lâu?.

>>> Hướng dẫn tính chi phí công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế chính xác nhất theo quy định của pháp luật.

>>> Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không? Thủ tục công chứng giấy ủy quyền được thực hiện thế nào?

>>> Tặng cho nhưng không sang tên thì đất thuộc về ai?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *