Đóng bảo hiểm xã hội là một cam kết quan trọng đối với người lao động, không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi trong trường hợp bất kỳ sự cố sức khỏe nào mà còn đặt nền tảng cho việc đảm bảo tài chính cho tương lai. Vậy, đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì mới có quyền hưởng lương hưu? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về quy định này để có cái nhìn rõ hơn về chế độ được hưởng lương hưu trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ gì?

1. Mức được hưởng lương hưu năm 2023 với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc

Mức hưởng lương hưu hàng tháng của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bắt đầu hưởng lương hưu năm 2023 được tính như sau:

Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng:

– Đối với lao động nam:

+ Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (NLĐ nghỉ hưu năm 2023, đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%)

+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính thêm 2%.

Mức hưởng lương hưu năm 2023 với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

– Đối với lao động nữ:

+ Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.

+ Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính thêm 2%.0

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo quy định tại:

–  Điều 62, Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

– Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

– Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH .

– Khoản 19 và 21 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH.

– Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH.

NămTiền lương/thu nhập thángđóng BHXH(Đồng)Số thángHệ số điều chỉnháp dụng năm 2023Tổng tiền lương/thu nhậpsau điều chỉnh(Đồng)
Năm 2003800,000123.4633,216,000
Năm 2004850,000123.2132,742,000
Năm 2005850,000122.9630,192,000
Năm 2006900,000122.7629,808,000
Năm 20071,000,000122.5530,600,000
Năm 20081,300,000122.0732,292,000
Năm 20091,500,000121.9434,920,000
Năm 20101,750,000121.7737,170,000
Năm 20111,990,000121.5035,820,000
Năm 20122,450,000121.3740,278,000
Năm 20132,800,000121.2843,008,000
Năm 20143,000,000121.2344,280,000
Năm 20153,500,000121.2351,660,000
Năm 20163,700,000121.1952,836,000
Năm 20174,000,000121.1555,200,000
Năm 20184,250,000121.1156,610,000
Năm 20194,420,000121.0857,283,200
Năm 20204,770,000121.0560,102,000
Năm 20215,000,000121.0361,800,000
Năm 20225,500,000121.0066,000,000
Năm 20236,000,00051.0030,000,000

Như vậy, mức bình quân tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của ông A là 3,738,029.

Mức lương hưu hằng tháng của ông A = 45% x 3,738,029 = 1,682,113 đồng/tháng.

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

– Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Long Biên Hà Nội

– Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký như thế nào?, mất thời gian bao lâu?.

2. Mức hưởng lương hưu năm 2023 với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện

Mức hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện bắt đầu hưởng lương năm 2023 được tính như sau:

Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó: 

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng:

– Đối với lao động nam:

+ Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (NLĐ nghỉ hưu năm 2023, đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%)

+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính thêm 2%.

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Mức hưởng lương hưu năm 2023 với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện

– Đối với lao động nữ:

+ Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.

+ Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính thêm 2%.

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Lưu ý: Trường hợp NLĐ hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

 Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

– Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

– Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện công chứng giấy uỷ quyền , có cần bắt buộc cả hai bên có mặt không?.

3. Nghỉ hưu năm 2023, đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu tối đa?

Theo khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức lương hưu hằng tháng như sau:

Xem thêm:  Làm Sổ đỏ có thể ủy quyền cho người khác được không?

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

– Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, nếu người lao động nghỉ hưu vào năm 2023 và đóng lương hưu đủ số năm sau đây thì được hưởng lương hưu tối đa 75%:

– Lao động nam: Đóng BHXH từ đủ 35 năm trở lên.

– Lao động nữ: Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Chứng minh vi phạm có bắt buộc đối với CSGT trước khi xử phạt?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Hướng dẫn cách tính chi phí công chứng đơn giản và chính xác theo đúng quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Những hồ sơ cần thiết khi làm thủ tục công chứng mua bán nhà đất?

>>> Lập di chúc thế nào cho đúng pháp luật?. Di chúc miệng có phát sinh hiệu lực hay không?

>>> Phí công chứng nhà tính như thế nào? Bên nào sẽ phải chịu phí?

>>> Chế độ thai sản mới nhất: Quyền lợi cần biết khi sinh con.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *